Tìm hiểu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nguy hiểm ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một bệnh thường xuất hiện trong những khu vực địa lý có khí hậu nóng và ẩm. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm duy trì ở mức trung bình trên 70% là điều kiện tốt cho các sinh vật ký sinh trong máu này phát triển. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để nhận biết nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoon-cauleri 
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoon-cauleri

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do chủng đơn bào Leucocytozoon-cauleri chuyên ký sinh trong tế bào máu gây nên. Khi đơn bào xâm nhập được vào máu, chúng sinh sản vô tính nhanh chóng và tăng số lượng trong một thời gian ngắn. 

Đồng thời, trong quá trình sinh sản, chúng còn phá vỡ hồng cầu và bạch cầu. Chúng di chuyển đến các cơ quan nội tạng thực hiện chức năng của cơ thể và tiếp tục quy trình sinh sản, phá vỡ tế bào vật chủ.

Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc1 Hôm nay ngày 22/2/2024

Con đường lây truyền bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Những sinh vật đơn bào này có nhiều trong các vật chủ trung gian truyền bệnh có trong tự nhiên. Các vật chủ gây bệnh điển hình là muỗi, dĩn, các loài côn trùng nhỏ bò dưới đất như mạt gà, bọ chó, bọ ve… Những côn trùng này thường hút máu và đồng thời nhả vào cơ thể gà một số chất dịch. Đơn bào gây bệnh sẽ đi theo chất dịch đó để tiến vào cơ thể mới.

Triệu chứng nhận biết bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà khiến gà mệt mỏi, thải phân xanh kèm máu
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà khiến gà mệt mỏi, thải phân xanh kèm máu

Đơn bào ở trên có rất nhiều chủng khác nhau. Tùy vào từng chủng và sức đề kháng của gà chọi sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau. Tuy nhiên, theo ghi nhận diễn biến của các trận dịch đã diễn ra, thời gian ủ bệnh phổ biến nhất là từ 1 – 2 tuần.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà sẽ khiến gà nhiễm bệnh có triệu chứng sau:

  • Toàn thân sốt cao
  • Gà luôn ở trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, lười đi lại
  • Mào và da trở nên nhợt nhạt, xanh xa lạ thường
  • Gà thường mất thăng bằng, thở gấp. Điều này là do thiếu máu lên não khiến gà không điều chỉnh được hệ thần kinh vận động.
  • Xuất hiện tiêu chảy, thải phân xanh. Khi nặng lên sẽ kèm theo máu là tình trạng xuất huyết trong đường ruột. Một số cá thể còn bị xuất huyết miệng do thực quản tổn thương.
Xem Thêm  Nhận biết nhà cái lừa đảo, không uy tín để người chơi tránh

Hậu quả của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà gây nên hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể gà nhiễm bệnh. Với gà nhỏ, tỷ lệ tử vong lên tới 90% – 100%. Với gà đá trưởng thành, tỷ lệ này nhỏ hơn nhưng gà vẫn khó có thể hồi phục hoàn toàn sau bệnh. Các tổn thương gây ra ở cơ quan chức năng khó có thể trở về như trước.

Bệnh tích trên các cơ quan nội tạng của gà có những biểu hiện:

  • Xuất huyết tụ thành các chấm tròn trong gan, tụy, thận, phổi, xoang bụng, cơ quan sinh sản…
  • Xuất huyết trên da ở vị trí ngực, đùi, chân , cánh…
  • Máu loãng và khó đông
  • Nội tạng sưng to, biến dạng, mưng mủ thậm chí bị phá nát hay dễ vỡ

Cách điều trị bệnh 

Hiện nay có thuốc đặc trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là Sulfamethazine, Sulfadimethoxin, Rigecoccin. Nếu gà nhiễm bệnh, người chăn nuôi có thể dùng 1 trong 3 loại thuốc trên và pha với liều lượng 1g thuốc – 2 lít nước cho gà uống liên tục trong 5 – 7 ngày.

Bên cạnh đó, bổ sung cho gà các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng như vitamin C, A, B… khoáng chất sắt để tái tạo máu, chất xơ để hệ tiêu hóa có thể phục hồi.

Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đá chọi
Phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đá chọi

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh phát triển mạnh mẽ ở nước ta, nhất là khu vực miền Nam với đặc điểm nắng nóng và độ ẩm cao. Do vậy, công tác phòng tránh luôn được khuyến khích thực hiện. Phòng tránh bệnh cần được kết hợp giữa chuồng nuôi, dinh dưỡng và vệ sinh khử khuẩn.

Xem Thêm  Cách tắm cho gà chọi sát khuẩn cơ thể, lông bóng mượt

Chuồng chăn nuôi cần được thiết kế rộng rãi, thoáng khí, có nhiều ánh nắng. Dinh dưỡng cho gà cần cân bằng giữa các nhóm chất xơ – bột đường – chất béo – chất đạm – vitamin và khoáng chất. Với mỗi lứa tuổi gà sẽ có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển.

Khử khuẩn cần thực hiện cho cả chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Tiến hành phun khử khuẩn định kỳ, phun khi kết thúc đàn cũ và trước khi thả đàn mới. Áp dụng biện pháp cùng vào – cùng ra để cá thể gà chọi phát triển ổn định nhất.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà tuy không lây lan nhanh nhưng có khả năng gây nguy hiểm cấp tính đối với những cá thể gà nhiễm bệnh. Khi gà được điều trị khỏi, khả năng phục hồi được hoàn toàn cũng không đảm bảo. Do vậy, công tác phòng tránh bệnh là việc cần thực hiện. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có được kinh nghiệm hữu ích trong chăm sóc sức khỏe cho gà đá chọi.

Nguồn bài viết: Trang chủ sv388